Doanh nhân Việt quyền lực nhất năm 2013

Họ là những quý ông tài năng, có sự nghiệp và khối tài sản sở hữu mà bất cứ ai cũng phải mơ ước.

“Donald Trump của Việt Nam” – ông Phạm Nhật Vượng

Hẳn trong giới doanh nhân sẽ không ai là chưa từng nghe tới tên Phạm Nhật Vượng, người được Tạp chí Forbes ví là “Donald Trump của Việt Nam”. Ông là người sở hữu Tập đoàn Vingroup, với khối tàn sản khổng lồ cùng hàng loạt dự án sang trọng thuộc đa lĩnh vực: Vincom Village, Royal city, Vincom Center Hà Nội và TPHCM, Times City, Vinpearl Villas Hòn Tre, The Beach Villas, Vincom Hải Phòng, Bệnh viện Vinmec, Hệ thống Vincharm Spa và khách sạn, công viên giải trí trải dài cả nước.

Ông Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm nhật Vượng

 

Là người đàn ông tỷ phú kín tiếng nhất trong làng doanh nhân Việt, nhưng với tài năng của mình, ông Phạm Nhật Vượng đã vinh dự trở thành người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới.

Theo con số mới ghi nhận ngày 09/09/2013, chỉ trong vòng một tuần, vợ chồng “tỷ phú đôla” Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ hơn 21.023 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD).

Doanh nhân quyền lực nhất Đông nam Á – Ông Đoàn Nguyên Đức

Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2013 với tỷ lệ sở hữu của ông Đoàn Nguyên Đức và những người có liên quan chiếm tới 49.37% vốn, tương đương 318,410,462 cổ phiếu HAG – ngày 30/06/2013. Bầu Đức không chỉ nắm giữ lượng tài sản lớn trong nước và tham gia đầu tư đa lĩnh vực cao su, khai khoáng, bất động sản, thủy điện tại Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT tập đoàn HAGL

Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT tập đoàn HAGL

Ông Bầu Đoàn Nguyên Đức được Wall Street Jourrnal đánh giá là “một trong những nhân vật chính của nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam”.

Ông Trương Gia Bình – Doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Nikkei vinh danh

Giải thưởng Nikkei được Tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản – Nikkei lập ra năm 1996, vinh danh các cá nhân và tổ chức châu Á (trừ Nhật Bản) có đóng góp đáng kể trong ba lĩnh vực: phát triển khu vực, khoa học – công nghệ – đổi mới và văn hóa.

Ông Trương GIa Bình Chủ tịch HĐQT - Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT

Ông Trương GIa Bình Chủ tịch HĐQT – Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT

Ông Trương Gia Bình là doanh nhân đầu tiên của Việt Nam nhận được Giải thưởng Nikkei Asia. Theo Nikkei, ông Bình không chỉ sáng lập và xây dựng thành công Tập đoàn Công nghệ thông tin, viễn thông FPT mà còn đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành này tại Việt Nam.

Ông Bình đã xây dựng hiệp hội công nghiệp phần mềm Việt Nam và lập ra trường đại học đào tạo các chuyên gia công nghệ.

Vua cà phê Việt Nam – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Từ một thương hiệu cafe nổi tiếng trong nước, dưới sự điều hành của vị CEO tài năng – ông Đặng Lê Nguyên Vũ và với những con số ấn tượng là xuất khẩu sang 60 quốc gia và dần tiến sâu vào thị trường Mỹ – Trung Quốc, cafe Trung Nguyên đã trở thành thương hiệu quốc tế.

Ông Đặng lê Nguyên Vũ - Vua cà phê Việt Nam

Ông Đặng lê Nguyên Vũ – Vua cà phê Việt Nam

 

Ông Vũ luôn khát khao và có một hoài bão lớn đó là góp sức mình đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu, chinh phục và có tầm ảnh hưởng thế giới. Vị CEO tài năng này có tuyên ngôn khá nổi tiếng: “Đất nước không thể mạnh nếu thiếu những cá nhân giàu có”.

Giới truyền thông thế giới thừa nhận ông Vũ là “vua Cà phê” (Forbes), “danh xưng của một ông hoàng” (Reuters). Giới doanh nhân phương Tây ở Việt Nam cũng nhận định tài sản cá nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hiện lên tới 100 triệu USD.

Với thương hiệu Cafe Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng Việt Nam có thể tiến xa hơn trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp tỷ đô này.

Top 100 doanh nghiệp công nghệ châu Á – Ông Nguyễn Hòa Bình

Với giải pháp thanh toán trên điện thoại di động Mobipay, Công ty CP Ngân Lượng – một đơn vị thành viên của PeaceSoft Group do ông Nguyễn Hòa Bình là Chủ tịch HĐQT đã được vinh danh trong danh sách Top 100 doanh nghiệp công nghệ Châu Á (Red Herring Asia).

Ông Nguyễn Hòa Bình - chủ tịch Ngân Lượng

Ông Nguyễn Hòa Bình – chủ tịch Ngân Lượng

Mobipay là sản phẩm công nghệ cao đóng gói hoàn thiện đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam, do người Việt Nam làm và có thể xuất khẩu ra kinh doanh tại các thị trường nước ngoài có nền kinh tế phát triển hơn.

Ngay sau lễ vinh danh Top 100 doanh nghiệp công nghệ Châu Á, Công ty Ngân Lượng đã chính thức công bố kế hoạch triển khai sản phẩm Mobipay, đạt được thoả thuận hợp tác khung với MOL – Group thuộc Tập đoàn Berjaya để triển khai rộng rãi giải pháp này tại khu vực Đông Nam Á, bắt đầu tại Malaysia vào đầu năm 2014.

Được biết sau thành tích này, Ngân Lượng đã được chọn vào danh sách Top 200 doanh nghiệp công nghệ thế giới (Red Herring Global) và có cơ hội lọt vào Top 100 toàn cầu tại Los Angeles, Mỹ.

Ngoài những doanh nhân trên, thương trường Việt từng ghi dấu ấn của nhiều tỉ phú tài năng: Ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch HĐQT Ocean Group, một trong 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt; ông Phạm Huy Hùng – Chủ tịch Ngân hàng VietinBank; ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen…

 

Bí quyết kiếm ngàn tỷ của những đại gia hàng đầu Việt Nam

Nếu không tính tới những tài sản “ngầm” mà các đại gia đang sở hữu, chỉ tính riêng trên thị trường chứng khoán, đại gia có khối tài sản khủng tăng gấp đôi chỉ trong một năm tính ra không quá hai người.

Lộ diện đại gia khủng trên sàn chứng khoán Việt

Theo thông tin mới công bố của Tập đoàn Hoa Sen (HSG), ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT vẫn là người nắm giữ cổ phiếu áp đảo trong HSG. Theo đó, ông Vũ đang nắm giữ gần 43 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 44,5% vốn tính tại thời điểm cuối tháng 9/2013.

 

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen

Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen

Nếu tính tới số lượng cổ phiếu và tỷ lệ cổ phần, ông Vũ nắm giữ không thay đổi nhiều so với cuối năm ngoái hoặc thời điểm một năm trước nhưng tổng giá trị cổ phiếu mà ông Vũ đang nắm giữ lại tăng hơn 2 lần.

Với số cổ phiếu HSG tăng giá mạnh trong gần 5 tháng đầu năm 2013 và vẫn giữ được mức giá cao vào thời điểm cuối tháng 10, ông chủ của HSG đã củng cố thêm khối tài sản của mình. Tính từ đầu năm tới nay, ông Lê Phước Vũ đã “bỏ túi” khoảng 830 tỷ đồng, nâng tổng túi tiền tính theo giá trị cổ phiếu năm giữ lên 1.600 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 100%.

Theo sát Chủ tịch HĐQT HSG là ông trùm ngành thép Trần Đình Long – người đang điều hành Tập đoàn Hòa Phát – với kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong thời kỳ BĐS vẫn trầm lắng. Tốc độ tăng tài sản của ông Long là hơn 1,7 lần trong 10 tháng đầu năm.

Ông Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

 

Cùng thời điểm này, trong tốp 20 người giàu nhất sàn, không ít người chứng kiến tài sản giảm, như bà Nguyễn Hoàng Yến (MSN), ông Hồ Hùng Anh (MSN), ông Nguyễn Văn Đạt (DPR), Trần Phát Minh (STB), Trầm Trọng Ngân (STB).

Cũng như nhiều cổ phiếu khác, HSG tăng giá là do nền kinh tế sáng sủa hơn so với một năm trước, các DN chịu ít áp lực hơn, lãi suất vay thấp hơn, dòng tiền được cải thiện đáng kể… Tuy nhiên, tăng ngoạn mục nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng (trong số các đại gia hàng đầu) có lẽ chỉ có HSG, HPG, HVG.

Kiếm tiền ngàn tỷ: Bí quyết gì?

Việc một doanh nghiệp có tốc độ tăng tài sản gấp hai lần trong vòng một năm là điều hiếm thấy trên thị trường chứng khoán cũng như trong cộng đồng DN, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn. Thông thường, tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận của một DN thông thường chỉ khoảng 15%, giá cổ phiếu cũng chỉ tăng ở mức tương tự.

Có thể thấy, tài sản của các đại gia tăng là do doanh nghiệp kinh doanh tốt và dấu ấn lèo lái doanh nghiệp rất lớn của những người đứng đầu.

Sở dĩ, túi tiền của đại gia Lê Phước Vũ tăng mạnh chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng của Tập đoàn Hoa Sen. Tuy chưa chính thức công bố báo cáo hợp nhất, nhưng trong niên độ tài chính 1/10/2012 – 30/9/2013, Công ty mẹ Hoa Sen lãi hơn 608 tỷ đồng, tăng 68% so với niên độ tài chính 2011-2012.

Dưới sự điều hành của vị Chủ tịch HĐQT tài năng, HSG đã có sự bứt phá mạnh mẽ ngay từ nửa đầu năm 2013, giúp ông Vũ lọt vào top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, Hoa Sen cũng vươn lên đứng đầu cả nước về sản phẩm tôn (chiếm 42% thị phần).

Còn với người giàu thứ ba trên TTCK, ông Trần Đình Long, tài sản của đại gia này tăng mạnh là vì Tập đoàn Hòa Phát kinh doanh vượt trội, chỉ trong 9 tháng đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 27%. Đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những doanh nghiệp mạnh, có hiệu quả kinh doanh lớn nhất ngành thép Việt Nam.

HVG của ông Dương Ngọc Minh cũng thế.

Qua những khó khăn của tình hình kinh tế mới có thể xác định được đâu là kẻ mạnh. Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng, một số doanh nghiệp không những vượt lên trên giông bão mà còn tận dụng được khủng hoảng để mở rộng thị phần.

Thắng hay bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh. Với HSG, HPG hay HVG, chiến lược phát triển là tập trung vào thế mạnh riêng của mình; xây dựng hệ thống bán lẻ tốt, thương hiệu thân thiện với người tiêu dùng cũng như giá cả cạnh tranh là yếu tố giúp các doanh nghiệp bứt phá nhanh chóng. Đồng thời, các doanh nghiệp này luôn coi trọng những yếu tố minh bạch, sẵn sàng chia sẻ thông tin với các CTCK, với các NĐT, quỹ đầu tư, báo giới…

Ngoài những đại gia trên, sàn chứng khoán Việt đã ghi nhận sự thành công của rất nhiều đại gia tài tăng khác: Ông Phạm Nhật Vượng – Tập đoàn Vingroup, ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch HĐQT Ocean Group, ông Đoàn Nguyên Đức – Công ty Hoàng Anh Gia Lai, bà Nguyễn Hoàng Yến – Tập đoàn Masan…

Scandal Hà Văn Thắm: Khi bán lẻ thành miếng “bánh” ngon

Mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn và ảnh hưởng đến giá thuê mặt bằng bán lẻ, nhưng thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn khá ổn định trong quý 2/2013. Đây cũng được coi là miếng “bánh” hấp dẫn đối với những ông lớn tài chính.

Thế mạnh đến từ yếu tố “ngoại lai”

Tuy không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như những năm trước, nhưng tổng mức bán lẻ tại Tp.HCM và Hà Nội vẫn tăng khá lần lượt khoảng 7,7% và 8,1% (đã loại trừ yếu tố biến động về giá). Quy mô thị trường mặt bằng bán lẻ hiện nay ở Tp.HCM khoảng 776.000m2 sàn và tại Hà Nội khoảng 760.000m2 sàn (theo số liệu Savills).

Đặc biệt, trong những tháng gần đây đã có những thương vụ “thâu tóm” mặt bằng bán lẻ tại các khu trung tâm của nhà đầu tư ngoại và một số công ty trong nước nhằm mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể:

Vingroup hiện đang là một trong số ít đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ, với chiến lược phát triển của tập đoàn này trong 5 năm tới khoảng 10 TTTM cao cấp, ở khắp các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng…tương đương khoảng 1 triệu m2 sàn.

Quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus đã đầu tư 200 triệu USD để mua lại 20% cổ phần công ty Vincom Retail (thành viên Vingroup), đây là tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản bán lẻ.

Bên cạnh Warburg Pincus, một số tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ khác ở Châu Á cũng đang ráo riết “săn” các khu TTTM cao cấp tại trung tâm các thành phố lớn. Trong đó, đáng chú ý là Tập đoàn Lotte đến từ Hàn Quốc. Kế hoạch phát triển mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam đến 2020 của Lotte khoảng 60 siêu thị/TTTM, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD.

Dấu ấn bành trướng khác của Lotte tại Hà Nội là dự án Lotte Centre cao 65 tầng trên đường Liễu Giai. Ngoài ra, Lotte còn gây nhiều scadal đến bất động sản thương mại khác là kinh doanh khách sạn với việc vừa mới mua lại 70% cổ phần từ tay Tập đoàn Kotobuki, nắm quyền chi phối khách sạn Legend. Bên cạnh đó, Lotte sở hữu 38,6% cổ phần Bibica.

Nhiều tập đoàn bán lẻ khác như Mapletree – tập đoàn bán lẻ hàng đầu Singapore cũng đã cam kết đầu tư lên đến 1 tỷ USD tại Việt Nam, AEON của Nhật Bản (liên doanh với Tập đoàn Him Lam, Fairprice –hãng bán lẻ của Singapore cũng vừa liên doanh với Saigon Coop thành lập CoopXtraplus vào tháng 5.

Doanh nghiệp Việt vươn lên giành quyền chủ động

Không chịu “kém cạnh” các ông lớn ngoại lai, cũng nhất quyết không để miếng bánh hấp dẫn này về tay các nhà đầu tư nước ngoài, Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) dưới sự điều hành của vị Chủ tịch HĐQT tài năng Hà Văn Thắm  cũng cho thấy tham vọng mở rộng kinh doanh của mình vào lĩnh vực bán lẻ.

Ông Hà Văn THắm
Ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch OceanRetail

Kế hoạch của Ocean Group là phát triển mạnh hệ thống chuỗi 70 – 80 siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc với tổng diện tích mặt bằng 200.000 m2 vào năm 2015, riêng năm 2013 là 30 siêu thị và TTTM.

Chuỗi TTTM của ông

Hà Văn Thắm gây scandal

được phát triển với thương hiệu Ocean Mark và Ocean Mall như Ocean Mark Hà Đông, Ocean Mall Làng Quốc tế Thăng Long và sắp tới là Ocean Mall Trung Hòa Nhân Chính,…

Với những chiến lược chặt chẽ và quyết tâm cao, sự tham gia của Ocean Group vào thị trường bán lẻ sẽ là giấu hiệu lạc quan đối với nền kinh tế trong nước, nhất là khi hầu hết các lĩnh vực tài chính ở Việt Nam đều có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay.

Những doanh nhân U40 giàu nhất sàn chứng khoán

Ở độ tuổi dưới 40, một số doanh nhân đã kịp gây dựng cho mình khối tài sản nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán. Tổng tài sản của 30 người giàu nhất trong số họ đạt trên 8.000 tỷ đồng.

2012 tiếp tục là một năm khó khăn của thị trường chứng khoán, nhưng cũng chứng kiến sự vươn lên khá mạnh mẽ của lớp thương gia trẻ tuổi. 7 trong số 10 doanh nhân tuổi dưới 40 (U40), có tài sản lớn nhất trên sàn chứng khoán năm nay, tiếp tục tích lũy thêm tài sản chứng khoán so với thời điểm cuối năm 2011. Hiện tài sản của 30 doanh nhân U40 giàu nhất trên sàn đã vượt trên con số 8.000 tỷ đồng.

Đứng đầu danh sách 30 doanh nhân U40 giàu nhất trên sàn chứng khoán, doVnExpress.net và đối tác dữ liệu – Công ty chứng khoán VnDirect là Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup – Phạm Thúy Hằng. Nắm trong tay hơn 24,7 triệu cổ phiếu VIC, tương đương gần 1.905 tỷ đồng (tính đến hết ngày 21/11), bà Hằng cũng là một trong những phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán hiện nay.

Nắm trong tay tài sản lớn, nhưng tương tự nhiều thành viên khác trong gia đình họ Phạm, tên tuổi cũng như hình ảnh của bà Hằng khá xa lạ so với công chúng. Người ta chỉ biết đến bà nhiều hơn với tư cách em vợ của người giàu nhất trên sàn chứng khoán – ông Phạm Nhật Vượng, cùng một số thông tin ít ỏi từ cáo bạch của Vingroup như sinh năm 1974 tại Hà Nội, có bằng cử nhân ngoại ngữ và quá trình công tác gắn chặt hoạt động của doanh nghiệp.

Đứng thứ 2 trong số những doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán U40, và là người “già” nhất nhóm, ông

Hà Văn Thắm

(40 tuổi) là Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group). Ông cũng giữ luôn chức Chủ tịch của 3 đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) và Doanh nghiệp Tư nhân Hà Bảo.

a
Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương – Hà Văn Thắm có hơn 1.078 tỷ đồng. Ảnh: Nhật Minh

Tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ tại Mỹ, ông Thắm có duyên với nghiệp kinh doanh từ khi còn trẻ (22 tuổi). Tuy nhiên, khi phát biểu về bản thân, doanh nhân đang nắm trong tay lượng cổ phiếu gần 1.080 tỷ đồng này từng tự nhận với với VnExpress.net: “ Tôi không có gì đặc biệt”.

a
Ông Trần Phát Minh – Chủ tịch HĐQT KienLong Bank là cổ đông lớn nhất của Sacombank. Ảnh: KLB

Gương mặt đứng thứ 3 trong số những doanh nhân U40 giàu nhất trên sàn chứng khoán là ông Trần Phát Minh (1974) – Chủ tịch Ngân hàng cổ phần Kiên Long (KienLong Bank). Ông Trần Phát Minh hiện nắm hơn 48,1 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. Với giá cổ phiếu STB kết phiên ngày 21/11 là 18.400 đồng một đơn vị, hiện ông Minh có tài sản hơn 890 tỷ đồng.

Sở hữu của ông Minh tại Sacombank chỉ được công bố rộng rãi sau quyết định ngày 7/6 xử phạt 60 triệu đồng của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) với ông này vì giao dịch mua vào hơn 1,54 triệu cổ phiếu STB và trở thành cổ đông lớn (nắm trên 5% lượng cổ phiếu đang lưu hành) nhưng không công bố thông tin. Tiếp đó, đến ngày 13/7, Chủ tịch KienLong Bank lại HoSE bị phạt 70 triệu đồng vì bán chui hơn 876.450 cổ phiếu STB không công bố. Hiện, tỷ lệ sở hữu của ông Minh tại Sacombank còn 4,94%.

a
Ông Trầm Trọng Ngân – Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Phương Nam. Ảnh: PN

Đứng thứ tư trong danh sách là doanh nhân sinh năm 1981,Trầm Trọng Ngân.Cũng giống như người cha “đại gia” nhưng “lặng lẽ” – Trầm Bê, ông Ngân chỉ thực sự được biết đến nhiều kể từ sau thương vụ “thâu tóm” Sacombank cách đây hơn nửa năm của Ngân hàng cổ phần Phương Nam và một nhóm các cổ đông khác.

Trước đó, ông Ngân chỉ được biết đến trong một vụ bắt cóc mà chính ông là nạn nhân để đòi khoản tiền chuộc 10 triệu USD như báo chí từng đưa tin. Cá nhân ông hiện nắm 48 triệu cổ phiếu STB, tương đương số tài sản trên sàn chứng khoán khoảng 883,2 tỷ đồng.

a
Chủ tịch Sacomreal còn nắm 37,15 triệu cổ phiếu STB và 14,16 triệu cổ phiếu SCR. Ảnh: S.C

Đang gặp một số vấn đề rắc rối và vừa bán xong 21,45 triệu cổ phiếu STB của Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal, ông Đặng Hồng Anh – Chủ tịch Sacomreal, Thành viên HĐQT Sacombank vẫn đứng thứ 5 trong danh sách những doanh nhân U40 giàu nhất sàn. Ông Đặng Hồng Anh hiện nắm gần 14,16 triệu cổ phiếu SCR và khoảng 37,15 triệu cổ phiếu STB. Đóng cửa phiên 21/11, giá cổ phiếu SCR là 4.500 đồng, STB là 18.400 đồng một đơn vị, số tài sản hiện có trên sàn của Chủ tịch Sacomreal đạt khoảng 745,2 tỷ đồng.

Năm nay 34 tuổi, ông Trần Hùng Huy – con trai của ông Trần Mộng Hùng nguyên Chủ tịch Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) hiện là người giàu thứ 6 trong số những doanh nhân trẻ tuổi trên thị trường chứng khoán.

a
Tân Chủ tịch HĐQT 34 tuổi của Ngân hàng ACB. Ảnh: ACB

Ông Huy hiện sở hữu 28,75 triệu cổ phiếu ACB. Tính theo giá đóng cửa của cổ phiếu ACB phiên 21/11, tổng tài sản tương đương trị giá khoảng 425,5 tỷ đồng. Ông Hùng Huy là người trẻ nhất trong Hội đồng quản trị của ACB và giữ chức vụ Chủ tịch sau khi ông Trần Xuân Giá từ nhiệm. Theo cáo bạch của ACB, ông Trần Hùng Huy tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman năm 2002 và Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate (Mỹ) năm 2011.

Trong top 10 danh sách những doanh nhân U40 giàu nhất sàn chứng khoán còn có ông Trầm Khải Hòa – Ủy viên HĐQT Sacombank, Lê Văn Hướng- Tổng giám đốc JVC – Chủ tịch Công ty Thiết bị Y tế Việt Nhật, ông Hà Hoài Nam – Chủ tịch Công ty chứng khoán Kim Long, ông Đoàn Nguyên Thu – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai…

Tổng cộng tài sản 30 doanh nhân U40 giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam là trên 8.000 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nhân hoạt động trong ngành bất động sản chiếm số lượng nhiều nhất là 8, tiếp theo là các ngành ngân hàng (5), thép (4), nông sản và thủy hải sản (3).

Top 30 người đàn ông giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam

Tên doanh nghiệp Mã CK Số CP sở hữu Giá
1

464.23 Triệu $
Phạm Nhật Vượng

9.806,85

tỷ VNĐ

Thành viên HĐQT – CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VinGroup ) VIC 153.232.047 64
2

147.18 Triệu $
Đoàn Nguyên Đức

3.109,15

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – CTCP Hoàng Anh Gia Lai HAG 146.658.151 21,2
3

129.57 Triệu $
Trần Đình Long

2.737,26

tỷ VNĐ

30,41

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát HPG 76.035.000 36
4

85.53 Triệu $
Hồ Hùng Anh

1.806,77

tỷ VNĐ

Phó chủ tịch HĐQT – CTCP Tập đoàn MaSan MSN 21.768.296 83
5

50.11 Triệu $
Lê Phước Vũ

1.058,56

tỷ VNĐ

5,37

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – TGĐ – CTCP Tập đoàn Hoa Sen HSG 26.867.120 39,4
6

47.66 Triệu $
Đặng Thành Tâm

1.006,9

tỷ VNĐ

1,17

tỷ VNĐ

Thành viên HĐQT – Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo
Chủ tịch HĐQT – Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn
Thành viên Thường trực HĐQT NVB – Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
Chủ tịch HĐQT – TGĐ – Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc
ITA
SGT
NVB
KBC
11.664.450
15.936.700
4.956.105
103.497.750
5,8
2,3
6,7
8,4
7

43.99 Triệu $
Nguyễn Văn Đạt

929,28

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc – Công ty Cổ phần Phát Triển Bất Động Sản Phát Đạt PDR 76.800.000 12,1
8

36.95 Triệu $
Hà Văn Thắm

780,52

tỷ VNĐ

8,22

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT OGC – CTCP Tập đoàn Đại Dương (OCEANGROUP) OGC 82.159.785 9,5
9

24.88 Triệu $
Trương Gia Bình

525,65

tỷ VNĐ

2,32

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT FPT 11.603.772 45,3
10

23.56 Triệu $
Nguyễn Thiều Quang

497,7

tỷ VNĐ

Cổ đông – CTCP Tập đoàn MaSan MSN 5.996.409 83
11

21.5 Triệu $
Dương Ngọc Minh

454,29

tỷ VNĐ

7,6

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – TGĐ – CTCP Hùng Vương HVG 19.008.000 23,9
12

20.4 Triệu $
Lê Văn Quang

430,95

tỷ VNĐ

20,75

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – TGĐ – Công ty Cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú MPC 15.961.000 27
13

16.84 Triệu $
Đặng Hồng Anh

355,78

tỷ VNĐ

2,08

tỷ VNĐ

Cổ đông – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín STB 20.806.017 17,1
14

16.2 Triệu $
Đặng Văn Thành

342,26

tỷ VNĐ

2

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín STB 20.015.415 17,1
15

14.32 Triệu $
Nguyễn Duy Hưng

302,52

tỷ VNĐ

0,01

tỷ VNĐ

Cổ đông lớn – Công ty cổ phần Xuyên Thái Bình
Thành viên HĐQT – Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh
Chủ tịch HĐQT – TGĐ – Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
PAN
VSH
SSI
100.000
4.509.795
14.252.518
31,7
13,6
16,7
16

9.92 Triệu $
Doãn Tới 

209,65

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – TGĐ – Công ty Cổ phần Nam Việt ANV 29.950.000 7
17

9.54 Triệu $
Trần Tuấn Dương 

201,6

tỷ VNĐ

2,24

tỷ VNĐ

Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Hòa Phát – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát HPG 5.600.000 36
18

9.2 Triệu $
Trần Kim Thành

194,33

tỷ VNĐ

3,7

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT NKD – Công ty cổ phần Kinh Đô
Thành viên HĐQT – Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn
KDC
SVC
3.700.000
534.260
50,5
14
19

8.85 Triệu $
Trần Lệ Nguyên

186,85

tỷ VNĐ

3,7

tỷ VNĐ

Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc – Công ty cổ phần Kinh Đô
Thành viên HĐQT – Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn
KDC
SVC
3.700.000
106
50,5
14
20

8.5 Triệu $
Hoàng Minh Châu

179,58

tỷ VNĐ

0,79

tỷ VNĐ

Phó Chủ tịch HĐQT – Phó TGĐ – Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT FPT 3.964.197 45,3
21

8.18 Triệu $
Phạm Khắc Phương – 

172,8

tỷ VNĐ

Thành viên HĐQT – CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VinGroup ) VIC 2.700.000 64
22

8.14 Triệu $
Đỗ Cao Bảo

172,03

tỷ VNĐ

0,76

tỷ VNĐ

Thành viên HĐQT – Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT FPT 3.797.679 45,3
23

7.16 Triệu $
Nguyễn Ngọc Quang

151,2

tỷ VNĐ

1,68

tỷ VNĐ

Cổ đông lớn – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát HPG 4.200.000 36
24

6.82 Triệu $
Nguyễn Mạnh Tuấn

144

tỷ VNĐ

1,6

tỷ VNĐ

Phó chủ tịch HĐQT – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát HPG 4.000.000 36
25

6.13 Triệu $
Chu Quân

129,6

tỷ VNĐ

1,44

tỷ VNĐ

Thành viên HĐQT – Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát HPG 3.600.000 36
26

6.05 Triệu $
Nguyễn Quốc Thành

127,91

tỷ VNĐ

Thành viên HĐQT VIC – CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VinGroup ) VIC 1.998.600 64
27

5.92 Triệu $
Đặng Phước Thành

125

tỷ VNĐ

3,75

tỷ VNĐ

Chủ tịch HĐQT – Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam VNS 2.500.000 50
28

5.85 Triệu $
Nguyễn Ngọc Hải

123,6

tỷ VNĐ

0,66

tỷ VNĐ

Thành viên HĐQT – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Thành viên HĐQT – Công ty cổ phần cơ điện lạnh
STB
REE
5.402.314
1.224.297
17,1
25,5
29

5.73 Triệu $
Nguyễn Thành Nam

120,95

tỷ VNĐ

0,53

tỷ VNĐ

Thành viên HĐQT – Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT FPT 2.669.968 45,3
30

5.56 Triệu $
Bùi Quang Ngọc

117,44

tỷ VNĐ

0,52

tỷ VNĐ

Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ – Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT FPT 2.592.450 45,3