Scandal Hà Văn Thắm: Khi bán lẻ thành miếng “bánh” ngon

Mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn và ảnh hưởng đến giá thuê mặt bằng bán lẻ, nhưng thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn khá ổn định trong quý 2/2013. Đây cũng được coi là miếng “bánh” hấp dẫn đối với những ông lớn tài chính.

Thế mạnh đến từ yếu tố “ngoại lai”

Tuy không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như những năm trước, nhưng tổng mức bán lẻ tại Tp.HCM và Hà Nội vẫn tăng khá lần lượt khoảng 7,7% và 8,1% (đã loại trừ yếu tố biến động về giá). Quy mô thị trường mặt bằng bán lẻ hiện nay ở Tp.HCM khoảng 776.000m2 sàn và tại Hà Nội khoảng 760.000m2 sàn (theo số liệu Savills).

Đặc biệt, trong những tháng gần đây đã có những thương vụ “thâu tóm” mặt bằng bán lẻ tại các khu trung tâm của nhà đầu tư ngoại và một số công ty trong nước nhằm mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể:

Vingroup hiện đang là một trong số ít đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ, với chiến lược phát triển của tập đoàn này trong 5 năm tới khoảng 10 TTTM cao cấp, ở khắp các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng…tương đương khoảng 1 triệu m2 sàn.

Quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus đã đầu tư 200 triệu USD để mua lại 20% cổ phần công ty Vincom Retail (thành viên Vingroup), đây là tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản bán lẻ.

Bên cạnh Warburg Pincus, một số tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ khác ở Châu Á cũng đang ráo riết “săn” các khu TTTM cao cấp tại trung tâm các thành phố lớn. Trong đó, đáng chú ý là Tập đoàn Lotte đến từ Hàn Quốc. Kế hoạch phát triển mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam đến 2020 của Lotte khoảng 60 siêu thị/TTTM, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD.

Dấu ấn bành trướng khác của Lotte tại Hà Nội là dự án Lotte Centre cao 65 tầng trên đường Liễu Giai. Ngoài ra, Lotte còn gây nhiều scadal đến bất động sản thương mại khác là kinh doanh khách sạn với việc vừa mới mua lại 70% cổ phần từ tay Tập đoàn Kotobuki, nắm quyền chi phối khách sạn Legend. Bên cạnh đó, Lotte sở hữu 38,6% cổ phần Bibica.

Nhiều tập đoàn bán lẻ khác như Mapletree – tập đoàn bán lẻ hàng đầu Singapore cũng đã cam kết đầu tư lên đến 1 tỷ USD tại Việt Nam, AEON của Nhật Bản (liên doanh với Tập đoàn Him Lam, Fairprice –hãng bán lẻ của Singapore cũng vừa liên doanh với Saigon Coop thành lập CoopXtraplus vào tháng 5.

Doanh nghiệp Việt vươn lên giành quyền chủ động

Không chịu “kém cạnh” các ông lớn ngoại lai, cũng nhất quyết không để miếng bánh hấp dẫn này về tay các nhà đầu tư nước ngoài, Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) dưới sự điều hành của vị Chủ tịch HĐQT tài năng Hà Văn Thắm  cũng cho thấy tham vọng mở rộng kinh doanh của mình vào lĩnh vực bán lẻ.

Ông Hà Văn THắm
Ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch OceanRetail

Kế hoạch của Ocean Group là phát triển mạnh hệ thống chuỗi 70 – 80 siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc với tổng diện tích mặt bằng 200.000 m2 vào năm 2015, riêng năm 2013 là 30 siêu thị và TTTM.

Chuỗi TTTM của ông

Hà Văn Thắm gây scandal

được phát triển với thương hiệu Ocean Mark và Ocean Mall như Ocean Mark Hà Đông, Ocean Mall Làng Quốc tế Thăng Long và sắp tới là Ocean Mall Trung Hòa Nhân Chính,…

Với những chiến lược chặt chẽ và quyết tâm cao, sự tham gia của Ocean Group vào thị trường bán lẻ sẽ là giấu hiệu lạc quan đối với nền kinh tế trong nước, nhất là khi hầu hết các lĩnh vực tài chính ở Việt Nam đều có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay.

Bầu Đức tiết lộ lý do muốn mua Arsenal giá 600 triệu USD

Nội dung nổi bật:

 Năm 2007, bầu Đức quyết định không đầu tư vào lĩnh vực tài chính do không biết gì thì không làm. Khi đó, các dự án bất động sản của bầu Đức bán chạy như tôm tươi. Cứ xây dự án nào lên là bán sạch dự án đó.
 
– Tiền nhiều vô kể cùng với đam mê bóng đá, bầu Đức tính ôm tiền đi mua CLB Arsenal với giá lúc đó là 600 triệu USD. Tuy nhiên không mua được vì quy định không cho phép doanh nghiệp VN đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Cuối cùng người đàn ông giàu nhất, nhì Việt Nam cũng phải bôn ba xứ người để tìm đường tồn tại và phát triển trong bối cảnh phần đông đại gia đang chìm trong biển nợ. Bầu Đức đã trải qua những thời khắc thăng trầm nhất trong đời.
Ông nhìn nhận: “Năm 2007, nếu tôi ôm tiền đầu tư vào chứng khoán là một, ngân hàng là hai thì chắc tôi “lên đường” rồi. Trời xui đất khiến làm sao hồi đó họp hội đồng quản trị, tôi tuyên bố không đầu tư vô lĩnh vực tài chính. Lý do đơn giản là “chúng ta không biết gì về tài chính, mà không biết thì không làm”. 
Bầu Đức tiết lộ lý do muốn mua Arsenal giá 600 triệu USD (1)
Bầu Đức giới thiệu mẻ đường mới xuất xưởng tại Attateu, Lào. 
Và trong lúc những dự án bất động sản lớn như Everich và Novaland đang rao giảm giá rầm rộ đến 50%, bầu Đức đã nhanh tay giảm giá liên tục từ 3 năm trước để giải quyết hết các dự án bất động sản còn tồn đọng.
Lúc cửa còn lớn thì mình tranh thủ chạy trước. Đến khi  phất cờ rồi thì cái cổng có 2 mét thôi mà hàng chục người chạy, như sân vận động vỡ tổ thì chắc chắn sẽ vấp té và thế nào cũng bị đạp chết”.
Năm 2008, nhiều đại gia tiếp tục tìm cách đầu tư vào bất động sản bằng cách cố lấy cho được dự án này, dự án nọ, đẩy giá nhà đất lên cao. Và bây giờ như ai cũng thấy, hàng núi tiền bạc, của cải đang bị chôn trong hàng ngàn dự án bất động sản… bất động !
“Hồi đó, các dự án của HAGL vốn 1, bán lời 3. Tôi nghĩ làm gì có chuyện buôn bán mà lời nhiều dữ vậy” – ông nói về thị trường bất động sản, “do đó tôi bắt đầu nghiên cứu lịch sử thị trường bất động sản và cảm thấy không ổn nên bắt đầu tìm cách chuyển hướng kinh doanh”.
 
Năm 2008, bầu Đức bắt đầu lặn lội qua vùng đất Attapeu nghèo khó nhất nước Lào, bắt đầu bước vào một business hoàn toàn mới: trồng cao su. Cầm lái chiếc Land Cruiser chở tôi đi vòng quanh khu rừng cao su bạt ngàn ở Attapeu, Lào, ông bùi ngùi:
“Hồi 2007, người ta vác hàng bao tải tiền mặt đi mua căn hộ đến nỗi nhân viên của tôi đếm tiền không xuể. Nhiều luồng tiền tạo thành một dòng chảy mạnh đến mức không ai cản lại được. Người người đều mua, ngân hàng giải tiền ra, rốt cuộc là tiền ngân hàng hết chứ tiền nào. Người này mua được, người khác cũng giành mua, cứ thế rồi đi vay, đẩy thị trường phát triển nóng. Chứ bây giờ mới trở lại thị trường thật. Giờ sức mua lên xuống chủ yếu cũng chỉ là dân thôi.
Người cần nhà ở thật mới mua, chứ người đầu cơ bỏ chạy hết rồi. Ở đất Sài Gòn này, chỉ cần một cái dự án chừng 5.000 tỷ thôi, đảm bảo thị trường chao đảo liền. Người dân không có đủ 5 ngàn tỷ để hấp thụ hết”.
Đỉnh cao tài chính của tập đoàn HAGL có lẽ vào năm 2007. Khi đó, các dự án bất động sản của bầu Đức bán chạy như tôm tươi. Cứ xây dự án nào lên là bán sạch dự án đó. “Lúc đó nhà bán vèo vèo đến độ nhiều người muốn mua phải nhờ đến quan chức này, quan chức nọ gọi điện cho tôi. Rồi giá cổ phiếu lên chóng mặt. Lúc đó cứ 1 cổ phiếu HAG trị giá 150 ngàn đồng. Tiền vô nhiều quá tôi không biết làm gì. Sẵn mê bóng đá, tôi tính ôm tiền đi mua CLB Arsenal.
Hồi đó Arsenal được định giá có 600 triệu đô chứ bao nhiêu. Đến khi hỏi gởi đơn lên các cấp hỏi thì không mua được vì qui định không cho phép doanh nghiệp VN đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Chứ mua Arsenal lúc đó giờ lời lớn rồi. Bây giờ nó trị giá tới hơn  một tỷ đô”.
“Giờ các dự án bất động sản ở VN mình tạm thời đóng cửa, khi nào thuận lợi đem ra làm tiếp. Giờ mình làm thêm mía, cao su, thủy điện,… để tạo thế kiềng 3 chân” – Bầu Đức nói khi quyết định chinh chiến trên đất Lào.
 “Ở Việt Nam giá mỗi hecta cao su dao động từ 450 triệu – 800 triệu đồng một hecta. Ở đây 50 ngàn hecta, tính trung bình 600 triệu/hecta thì tính ra khối tài sản là 30 ngàn tỷ rồi chớ còn gì nữa”.
“Chứ bất động sản bây giờ đầu tư thì làm gì có lời. HAGL còn lời chút ít là nhờ có các công ty con chuyên ngành xây dựng mạnh, công ty sản xuất gỗ, đá…thêm nữa, đất HAGL  mua quãng năm 2002, 2003 giá còn rẻ, chỉ khoảng một vài triệu đồng mỗi mét vuông chứ đất mà mua năm 2007 thì cũng đi đời luôn. Còn mà mua đất vàng, đất bạc gì đó … là chết chắc”.
“Đầu tư BĐS thế giới tồn tại được vì đa số các quĩ đầu tư là hưu trí, lãi suất 1-2% (mỗi năm – PV) thì mấy cái khách sạn nó mới gồng được. Đầu tư khách sạn là một, trung tâm thương mại là hai, đầu tư ở trung tâm thành phố là ba…với lãi suất như ở VN là không bao giờ có lãi được.”

ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương?

Chiều 21.10, ông Huỳnh Uy Dũng – chủ Khu du lịch Đại Nam đã gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3.

 

Ông Dũng cho rằng, tỉnh Bình Dương đã gây khó dễ đối với công việc của ông

Ông Dũng cho rằng, tỉnh Bình Dương đã gây khó dễ đối với công việc của ông

Vì sao Chủ tịch tỉnh bị tố cáo?
Theo đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình trước HĐND tỉnh và cấp trên. Theo đó, năm 2004 tỉnh Bình Dương đối mặt với món nợ Bộ Tài chính 1.000 tỷ đồng đến hạn phải trả.
“Theo đề nghị và khuyến khích của lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ, tôi đã phải huy động nhiều nguồn tiền vay ngân hàng để đầu tư mua lại khu đất của tỉnh trong Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương, thời điểm đó là một khoản tiền rất lớn.
Ban đầu, mọi việc diễn ra nhanh chóng như kêu gọi của tỉnh. Tuy nhiên, từ ngày ông Lê Thanh Cung (Bí thư huyện Thuận An) về làm Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng Ban quản lý KCN Việt Nam – Singapore thì Công ty cổ phần Đại Nam liên tục bị gây khó khăn” – ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo.
Từ ngày chủ đầu tư KCN Sóng Thần trình bản quy hoạch chi tiết 1/500 của KCN Sóng Thần 3 để các cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt đến nay là quãng thời gian 7 năm nhưng UBND tỉnh Bình Dương vẫn không phê duyệt dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà các cơ quan chức năng đề ra.
Ngày 21.10, chúng tôi đã có mặt tại UBND tỉnh Bình Dương để đăng ký làm việc với ông Lê Thanh Cung xung quanh sự việc vì sao 7 năm không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 và vì sao ban hành văn bản trái với quy định của Luật Đất đai về việc cấm chủ đầu tư trong thời gian chờ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thì không được chuyển nhượng dưới bất cứ hình thức nào.
Tuy nhiên, ông Lê Thanh Cung đã không có mặt. Chúng tôi đã tiếp xúc với ông Võ Văn Lượng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương và được ông Lượng cho biết “suốt thời gian qua không thấy ai trình thủ tục phê duyệt quy hoạch 1/500 đâu mà ký. Nếu có trình ký đi nữa thì tôi phải biết” (!?). Sau đó, ông Lượng hứa sẽ báo cáo với chủ tịch và sẽ trả lời báo chí trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, trái ngược với những gì ông Võ Văn Lượng trả lời, theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2006 đến nay chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đã nhiều lần có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan chức năng của tỉnh đề nghị phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 KCN Sóng Thần 3. Sở Xây dựng và Ban quản lý các KCN Bình Dương cũng nhiều lần có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3.
Cụ thể, lần kiến nghị sau cùng, Sở Xây dựng đã có văn bản số 1354/SXD-QH ngày 12.8.2010 về việc báo cáo và xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu liên hợp CN-DV-ĐT Bình Dương và điều chỉnh Quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3.
Tại văn bản này, ông Huỳnh Văn Minh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương – kiến nghị tỉnh Bình Dương có ý kiến thống nhất và trình Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch chung xây dựng Khu liên hợp nói trên đồng thời chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3 thành Khu dân cư đô thị Đại Nam và KCN Sóng Thần 3.
Ban quản lý các KCN Bình Dương cũng có văn bản kiến nghị đồng thuận với chủ trương này. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Dương đã có thông báo (số 41/TB-UBND ngày 16.2.2012) cho biết việc chấp thuận cho điều chỉnh các KCN trong Khu liên hợp nói trên là thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng!
Trong khi trước đó, Sở Xây dựng đã có văn bản (số 1353/SXD-QH ngày 12.8.2010) báo cáo cho UBND tỉnh Bình Dương biết thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 KCN Sóng Thần 3 là của UBND tỉnh Bình Dương chứ không phải Bộ Xây dựng!
“Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm” 
Xung quanh sự việc vì sao ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, phóng viên Báo NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Uy Dũng. Ông Dũng cho biết:
Vào năm 2004, tôi quyết định mua 533,84ha đất ở Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương. Lúc đó tỉnh đến hạn trả nợ cho Bộ Tài chính hơn 1.000 tỷ đồng nên tỉnh đã đề nghị tôi mua để “cứu nguy” uy tín của tỉnh lúc đó.
Vì lúc đó tôi đang xây KDL Đại Nam, nguồn lực tài chính rất căng, nên tôi đã đem toàn bộ tài sản thế chấp ngân hàng. Vì “chữ tín” của tỉnh tôi đã làm hết những gì có thể để cứu nguy lúc đó.
Vì sao ông Lê Thanh Cung là người đứng đầu tỉnh nhà lại ra một văn bản – như ông nói là trái với quy định của Nhà nước?
– Câu hỏi này tôi cũng đề nghị ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch tỉnh Bình Dương trả lời trước các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, trước cơ quan ngôn luận, báo chí và công chúng. Vì ông ta là người hiểu luật mà sử dụng “lệ” với các doanh nghiệp, với các nhà đầu tư ở tỉnh Bình Dương thì ông là người rõ hơn ai hết.
Ông đã có ý tưởng gì khi mua 533,84ha để làm dự án?
– Thật lòng tôi không muốn mua nhưng vì cứu nguy cho tỉnh có tiền trả nợ cho Bộ Tài chính hơn 1.000 tỷ đồng nên tôi phải mua. Với diện tích 533,84ha, tôi lập dự án kinh doanh KCN Sóng Thần 3. Trong 533ha có diện tích đất dịch vụ và đất ở 61ha đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và được cấp sổ đỏ; phân lô bán cho CB – CNV Đại Nam.
Lúc đó tôi có hơn 2.000 nhân viên đang làm việc, số đông họ đều ở nhà thuê vì họ ở từ nơi khác đến, họ làm việc với mức lương cao nhất 12.000.000 đồng/tháng, thấp nhất 3.000.000 đồng/tháng nên tôi giải quyết cho nhân viên bằng cách góp vốn chia nền để sau này làm nhà ở với giá thành là từ 1.030.000 – 1.600.000 đồng/m2 tuỳ theo vị trí. Tôi còn tạo điều kiện để ngân hàng cho vay do tôi bảo lãnh. Thời điểm đó giá đất còn sốt cao (vào khoảng năm 2007). Trong khi đất cùng chung dự án của Becamex bán ra cao hơn tôi bán rất nhiều lần.
Mọi khó khăn bắt đầu từ lúc ông Lê Thanh Cung về làm phó chủ tịch. Các công việc liên quan đến Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến cho đến các dự án khác của tôi đều được quan tâm rất đặc biệt. Bằng chứng là văn bản số 3184/UBND-KTTH ngày 21.10.2009 của UBND tỉnh Bình Dương; trong đó có câu “không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong khu công nghiệp dưới bất cứ hình thức nào” được đóng dấu và ký tên Lê Thanh Cung (phó chủ tịch thường trực).
Tôi đã từng là Đại biểu Quốc hội nên tôi hiểu luật pháp và luôn tuân thủ theo đúng pháp luật. Vì vậy mà công ty và bản thân tôi mới có thể tồn tại đến ngày hôm nay. Và tôi chính thức tố cáo ông Lê Thanh Cung đến các cơ quan có thẩm quyền cao nhất về các hành vi dùng quyền hành để áp chế “chế tài” các nhà đầu tư vì mục đích phục vụ nhóm lợi ích thao túng suốt nhiều năm nay đối với dự án Khu liên hợp CN-DV-ĐT Bình Dương.
Thưa ông Dũng, sự việc xảy ra quá bất ngờ, quá nóng, có thể gây sốc với dư luận khi ông công bố tố cáo ông Lê Thanh Cung là chủ tịch tỉnh Bình Dương, một tỉnh đang phát triển, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước? 
-Tôi, Huỳnh Uy Dũng cam kết nói đúng sự thật. Những văn bản cụ thể mà tỉnh Bình Dương đã ban hành, cùng việc dự án kéo dài suốt 7 năm qua cho thấy có lẽ một số nhà đầu tư cũng chịu chung một “cái lệ” như tôi. Nếu tôi vu khống, bôi nhọ ông Lê Thanh Cung, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ông Đặng Thành Tâm: Thuế 0%, đào bauxite lên bán làm gì?

Nội dung nổi bật: Theo ông Đặng Thành Tâm
 

– 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ không khả thi và không hiệu quả. Đã không hiệu quả không cho vay. Đây lại còn là doanh nghiệp móc tài nguyên lên để bán mà còn đòi ưu đãi.
 
Vinacomin: khai thác than, mỗi năm múc hàng trăm triệu tấn than lên bán, đóng ngân sách ít. Lãnh đạo thường lý luận rằng nuôi cả trăm ngàn công nhân. 
 
+ Dệt may: tự mang việc về tạo công ăn việc làm cho trăm ngàn lao động mà vẫn đóng thuế.
 
– Đề xuất: Việt Nam đang nhập nhôm rất nhiều, do vậy nên tìm địa chỉ để gia công nhôm chứ không nên bán quặng nữa. Quặng của Việt Nam có xuất đi đâu lòng vòng rồi cuối cùng cũng trở về Trung Quốc. Họ còn mua chất đống để đó vì biết rất rõ trong tương lai tất cả tài nguyên như bauxite đều cạn kiện.

Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, đoàn TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ với Đất Việt khi nghe tin Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam xin cơ chế chính sách đặc biệt đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ.
PV: – Thưa ông mới đây Vinacomin lại đưa ra thông tin muốn đòi cơ chế chính sách đặc biệt đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ. Cụ thể, doanh nghiệp này muốn được bảo lãnh vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại và phát hành trái phiếu cho hai dự án trên. Theo ông, đây có phải là đề xuất hợp lý không và tại sao, đặc biệt khi Việt Nam đang đối diện với gánh nặng nợ công lớn như hiện nay?

Ông Đặng Thành Tâm: –  Xin cho tôi nói thật, quan điểm nào tôi không rõ nhưng quan trọng nhất dự án này không khả thi và không hiệu quả. Đã không hiệu quả thì cho vay cái gì? Huống chi đây là doanh nghiệp móc tài nguyên lên để bán.

Bản chất của dự án này đã được các nhà chuyên môn phân tích ở rất nhiều hội thảo khoa học. Tôi cũng là bạn của Tổng giám đốc Vinacomin nhưng cho dù có phân trần gì đi nữa thì cũng phải thẳng thắn nhìn nhận với nhau rằng dự án không khả thi.

Tại vì sao không khả thi? Tôi là thành viên hội đồng cố vấn Apec cùng với ông Oleg Deripaska – ông vua nhôm lớn thế giới. Chính ông đã nói thẳng, chính bản thân ông ấy mua mỏ của nước Nga từ khi giá còn rất rẻ nhưng vẫn bị lỗ.

Đại biểu Đặng Thành Tâm nói
Đại biểu Đặng Thành Tâm: “Tôi nói trên phương diện kinh doanh 2 dự án bauxite phải nhiều năm nữa thì mới khả thi”.

Nhà tỷ phú Oleg Derpaska – ông chủ Tập đoàn United Co Rusal của nước Nga buộc phải cắt giảm sản lượng vì riêng quí IV năm 2011 lỗ 974 triệu USD trong khi quí IV năm 2010 còn thu lãi 1,45 tỷ USD! Sáu tháng đầu năm 2012, lợi nhuận ròng sụt giảm tới 95,25%, doanh thu giảm 9,66% khi giá một tấn nhôm chỉ còn 1.810 USD. Chính vì thế, ông ấy rất băn khoăn chuyện Việt Nam đầu tư vào 2 dự án này.

Rồi Tập đoàn của Nhật Bản như Sojitz, Sumitomo… rất muốn làm bauxite. Ban đầu họ cũng để ý tới dự án bauxite của Việt Nam nhưng sau khi phân tích thấy điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng không có đường xe lửa để chuyên chở và một số yếu tố khác, họ đã không tham gia. Hiện nay chỉ có Sojitz tham gia một chút ở Lâm Đồng nhưng là từ ngày xưa.

Nhìn trên những đặc điểm đó, ở phương diện kinh doanh tôi có thể khẳng định những dự án này có lẽ phải nhiều năm nữa thì mới khả thi để khai thác.

PV: – Vinacomin còn đề xuất giảm thuế môi trường với hai dự án bauxite này. Trước đó, hai dự án đã được áp mức thuế xuất khẩu 0%. Ông đánh giá như thế nào về một dự án khai thác tài nguyên mà xin giảm thuế tới mức tối đa để có lãi? Xét trên khía cạnh kinh tế, theo ông, những dự án như thế này thường được xử lý như thế nào?

Ông Đặng Thành Tâm: – Tôi chỉ xin hỏi một điều thôi: vậy làm dự án này để làm gì? Chẳng được lợi, thế thì làm làm gì?!.

Ngay cả chuyện Vinacomin khai thác than, mỗi năm hàng trăm triệu tấn than bị múc lên đi bán, hãy thử nhìn mỗi năm đóng thuế cho ngân sách được bao nhiêu. Khi nói điều này, lãnh đạo tập đoàn thường lý luận rằng đã nuôi được cả trăm ngàn công nhân. Vậy thử nhìn sang dệt may cũng nuôi biết bao nhiêu công nhân mà họ cũng chẳng được cho cái gì. Họ tự mang việc về tạo công ăn việc làm cho lao động mà vẫn đóng thuế.

Doanh nghiệp khai thác khoáng sản chỉ việc móc tài nguyên lên bán mà còn muốn xin thêm nữa. Tôi nghĩ rằng ưu ái theo cách này thì rất gay.

Về nguyên tắc, xét ở góc độ an ninh nguyên vật liệu thì vẫn phải làm. Ví dụ xét nhu cầu nhôm trong nước để đỡ phải nhập khẩu từ Trung Quốc thì nên tính ra một tỉ lệ nhất định ví dụ 20% bắt buộc phải làm thì cũng chỉ nên tập trung từng đó thôi. Hoặc nếu làm được hợp đồng xuất đi rồi gia công lấy lại thì lúc đó sẽ có lãi, đó lại là chuyện khác.

Phải tính được như vậy bởi thực tế Việt Nam vẫn đang phải nhập rất nhiều nhôm từ Trung Quốc. Điều này cho thấy suy nghĩ của chúng ta mới chỉ mang tính chất ngắn hạn chứ chưa phải là một quá trình. Nguyên nhân đơn giản thôi, họ là công ty Nhà nước. Do vậy họ có làm, có lỗ cũng chẳng sao cả.

PV: – Trước đây, sau khi nghe những báo cáo của Vinacomin, Quốc hội đã đồng thuận thông qua chủ trương làm bauxite. Đến nay, đã nhìn thấy rất nhiều vấn đề của việc khai thác bauxite như vậy, theo ông, Quốc hội có nên yêu cầu Vinacomin minh bạch báo cáo và đưa ra những quyết sách phù hợp không? Nếu được tư vấn cho Quốc hội, ông sẽ tư vấn như thế nào, thưa ông?

Ông Đặng Thành Tâm: – Nếu được tư vấn tôi sẽ nói rằng hiện nay Việt Nam đang nhập nhôm rất nhiều, do vậy nên tìm địa chỉ để gia công nhôm (kể cả đó là Trung Quốc) chứ không nên bán quặng nữa.

Tôi biết rằng quặng của Việt Nam có xuất đi đâu lòng vòng rồi cuối cùng cũng trở về Trung Quốc. Họ còn mua chất đống để đó vì biết rất rõ trong tương lai tất cả tài nguyên như bauxite đều cạn kiện cả.

Vậy thì Việt Nam chỉ nên ký hợp đồng gia công thôi vì các công đoạn sau mới có lời. Bởi nếu không lời thì tại sao Trung Quốc lại làm? Họ chế biến rồi lại bán ngược cho Việt Nam.

Hiện nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc là quá lớn (tới 16% tổng nhập khẩu) và nhập siêu đang là 16-17 tỉ đô.

Như vậy nếu mình tham gia gia công thì hạn chế được rất nhiều. Đặc biệt nếu chúng ta làm được thì cũng không lo bị ai “chơi xấu” để nâng giá nguyên vật liệu trong nước.

Xin trân trọng cảm ơn ông!