Scandal Hà Văn Thắm: Khi bán lẻ thành miếng “bánh” ngon

Mặc dù tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn và ảnh hưởng đến giá thuê mặt bằng bán lẻ, nhưng thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn khá ổn định trong quý 2/2013. Đây cũng được coi là miếng “bánh” hấp dẫn đối với những ông lớn tài chính.

Thế mạnh đến từ yếu tố “ngoại lai”

Tuy không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như những năm trước, nhưng tổng mức bán lẻ tại Tp.HCM và Hà Nội vẫn tăng khá lần lượt khoảng 7,7% và 8,1% (đã loại trừ yếu tố biến động về giá). Quy mô thị trường mặt bằng bán lẻ hiện nay ở Tp.HCM khoảng 776.000m2 sàn và tại Hà Nội khoảng 760.000m2 sàn (theo số liệu Savills).

Đặc biệt, trong những tháng gần đây đã có những thương vụ “thâu tóm” mặt bằng bán lẻ tại các khu trung tâm của nhà đầu tư ngoại và một số công ty trong nước nhằm mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể:

Vingroup hiện đang là một trong số ít đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ, với chiến lược phát triển của tập đoàn này trong 5 năm tới khoảng 10 TTTM cao cấp, ở khắp các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng…tương đương khoảng 1 triệu m2 sàn.

Quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus đã đầu tư 200 triệu USD để mua lại 20% cổ phần công ty Vincom Retail (thành viên Vingroup), đây là tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản bán lẻ.

Bên cạnh Warburg Pincus, một số tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ khác ở Châu Á cũng đang ráo riết “săn” các khu TTTM cao cấp tại trung tâm các thành phố lớn. Trong đó, đáng chú ý là Tập đoàn Lotte đến từ Hàn Quốc. Kế hoạch phát triển mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam đến 2020 của Lotte khoảng 60 siêu thị/TTTM, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD.

Dấu ấn bành trướng khác của Lotte tại Hà Nội là dự án Lotte Centre cao 65 tầng trên đường Liễu Giai. Ngoài ra, Lotte còn gây nhiều scadal đến bất động sản thương mại khác là kinh doanh khách sạn với việc vừa mới mua lại 70% cổ phần từ tay Tập đoàn Kotobuki, nắm quyền chi phối khách sạn Legend. Bên cạnh đó, Lotte sở hữu 38,6% cổ phần Bibica.

Nhiều tập đoàn bán lẻ khác như Mapletree – tập đoàn bán lẻ hàng đầu Singapore cũng đã cam kết đầu tư lên đến 1 tỷ USD tại Việt Nam, AEON của Nhật Bản (liên doanh với Tập đoàn Him Lam, Fairprice –hãng bán lẻ của Singapore cũng vừa liên doanh với Saigon Coop thành lập CoopXtraplus vào tháng 5.

Doanh nghiệp Việt vươn lên giành quyền chủ động

Không chịu “kém cạnh” các ông lớn ngoại lai, cũng nhất quyết không để miếng bánh hấp dẫn này về tay các nhà đầu tư nước ngoài, Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) dưới sự điều hành của vị Chủ tịch HĐQT tài năng Hà Văn Thắm  cũng cho thấy tham vọng mở rộng kinh doanh của mình vào lĩnh vực bán lẻ.

Ông Hà Văn THắm
Ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch OceanRetail

Kế hoạch của Ocean Group là phát triển mạnh hệ thống chuỗi 70 – 80 siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc với tổng diện tích mặt bằng 200.000 m2 vào năm 2015, riêng năm 2013 là 30 siêu thị và TTTM.

Chuỗi TTTM của ông

Hà Văn Thắm gây scandal

được phát triển với thương hiệu Ocean Mark và Ocean Mall như Ocean Mark Hà Đông, Ocean Mall Làng Quốc tế Thăng Long và sắp tới là Ocean Mall Trung Hòa Nhân Chính,…

Với những chiến lược chặt chẽ và quyết tâm cao, sự tham gia của Ocean Group vào thị trường bán lẻ sẽ là giấu hiệu lạc quan đối với nền kinh tế trong nước, nhất là khi hầu hết các lĩnh vực tài chính ở Việt Nam đều có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay.

5 thoughts on “Scandal Hà Văn Thắm: Khi bán lẻ thành miếng “bánh” ngon

  1. Pingback: OceanGroup muốn 'ôm' dự án CV Nhân Chính
  2. Pingback: Hà Nội OceanGroup muốn 'ôm' dự án CV Nhân Chính | OceanGroup muon om du an CV Nhan Chinh
  3. Pingback: Tp.Hồ Chí Minh: OceanGroup muốn 'ôm' dự án CV Nhân Chính
  4. Pingback: Hà Nội OceanGroup muốn 'ôm' dự án CV Nhân Chính
  5. Pingback: HCM - OceanGroup muốn 'ôm' dự án CV Nhân Chính

Leave a comment